Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

VÃN CẢNH CHÙA KEO THÁI BÌNH

18:50 15 thg 4 2009
9

   
Địa danh thứ 2 mà đoàn mình ghé qua trong hành trình tham quan là Thái Bình, quê hương của "chị Hai năm tấn" ngày nào. Đây cũng chính là nơi "chôn rau cắt rốn" của Sếp mình (Ông cũng chính là trưởng đoàn tham quan trong chuyến đi này).

    Mà cũng lạ! Trên đường tới đây, mình đã hỏi Sếp rằng ở Thái Bình có những danh lam thắng cảnh gì? Ông ậm ờ một lúc rồi nói: có lẽ chỉ có biển Đồng Châu và di tích chùa Keo là sáng giá nhất ở Thái Bình thôi... Thế là chiều hôm đó khi đến Thái Bình, đoàn chúng mình đã trực chỉ huyện Vũ Thư, nơi có di tích chùa Keo.


Nhìn tổng thể, chùa Keo cũng như bao ngôi chùa khác ở Việt Nam

Với cảnh quan hài hòa, đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng

Chùa được thiết kế với kiến trúc truyền thống
Những mái ngói cong vút


 như những cánh chim phụng đang vươn tới tận trời xanh

Những hàng cột gỗ vững chãi, dù lâu đời

nhưng vẫn đủ sức chống đỡ những khắc nghiệt của thời gian

Chắc chắn nhưng vẫn mềm mại, tinh tế và không hề thô cứng


Những họa tiết rất lạ so với các mái ngói ở những ngôi chùa khác

Quần thể chùa Keo được bao bọc với màu xanh của cây cối

thoáng mát với hồ nước xung quanh

các kiến trúc được kết nối liên tục

bằng những khu trường lang thẳng tắp

từ trước ra sau...

để rồi dẫn về Gác chuông, điểm nhấn của quần thể di tích chùa Keo
Gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ

Bên trong treo một chiếc khánh bằng đá rất lạ, nghe nói nếu gõ ở mỗi vị trí trên chiếc khánh này sẽ phát ra những âm thanh trong vắt khác nhau

Bên trong chùa cũng có những pho tượng hàng trăm năm tuổi, trông như đang canh gác những chiếc hòm công đức...



Những câu đối hiện vẫn đang nguyên vẹn nét sơn son

nếu so với màu sắc trên tấm biển tiêu lệnh chữa cháy kia thì chúng cũng tỏ ra không hề kém cạnh

Những cây sứ vàng cũng là người bạn không thể thiếu của ngôi chùa

Nhưng ở đây còn có nét bâng khuâng hơn nhờ sắc đỏ của Hoa Gạo bên hồ

Các bà, các mẹ đã làm cho ngôi chùa thật sự có tâm hồn

Dù ở trước hay ở sau,
dù trong hay ngoài...
Cửa chùa chính là nơi ta phải bước qua đầu tiên (Ảnh của duongsts)
    Dù cho cha đánh mẹ treo,   
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. (Ai đã viết câu thơ này nhỉ?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét